Skip to content Skip to footer

Sức mạnh của sự kỷ luật

Sự kỷ luật được thể hiện qua hành động của chúng ta những lúc làm những việc mà ta không thích, vì nếu làm những việc mà ta thích thì đương nhiên ai cũng sẽ rất hăng hái mà làm, chẳng cần tí động lực hay kỷ luật nào. Cách làm những việc ta không thích được tạo thành trên nền tảng ý thức của chúng ta như thế nào. Nếu việc đó là cần thiết thì dù có thích hay không thích ta cũng phải làm để đạt được kết quả như mong muốn. Do đó, cốt lõi của sự kỷ luật chính là việc ý thức làm những việc cần thiết trong những tình huống chúng ta làm những việc không thích. Đây là một quá trình trình cần sự nỗ lực và cam kết mạnh mẽ từ bản thân mỗi người.

Ai cũng hiểu được sức mạnh của sự kỷ luật, nhưng rất ít người đạt được sự tự kỷ luật bản thân, nhiều người bị dừng chân giữa đường vì nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số kinh nghiệm của mình để thực hiện tự kỷ luật bản thân.

1. Xử lý cảm xúc trong những tình huống làm việc không thích
– Để thay đổi hành động, chúng ta phải bắt đầu từ gốc rễ của hành động, đó chính là suy nghĩ và cảm xúc, cảm xúc thay đổi dẫn đến suy nghĩ thay đổi, suy nghĩ thay đổi dẫn đến hành động thay đổi. Khi đang buồn phiền chán nản, chúng ta sẽ thường thiếu kỷ luật, trong những trường hợp như vậy, hãy tự nhủ với bản thân rằng, ai cũng như mình mà thôi, cuộc sống sẽ có lúc lên lúc xuống, lúc thăng lúc trầm, chẳng ai mà con đường bằng phẳng cả. “Hôm nay đầy rẫy những khó khăn, và ngày mai cũng không có điều gì dễ dàng, nhưng sau ngày mai mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp” – Jack Ma. Và cứ thế hãy luôn tận hưởng từng khoảnh khắc trên hành trình đó, đừng để cảm xúc của mình bị chi phối bởi những yếu tố môi trường bên ngoài.

2. Xác định những việc cần thiết để hoạch định kế hoạch hành động phù hợp
– Chúng ta sẽ chẳng có cách nào khác ngoài tiến lên nếu muốn đạt kết quả. Những cảm xúc tiêu cực và việc không hành động chỉ làm chúng ta càng ngày càng thụt lùi. Cuộc sống giống như đi ngược dòng sông, nếu chúng ta không tiến thì sẽ bị lùi. Xác định những việc cần thiết mình phải làm và thiết lập một kế hoạch hành động rõ ràng để tiếp tục hành động mãnh liệt hơn. Hãy đừng quá chú trọng vào kết quả mà hãy chú trọng vào quá trình, cách chúng ta hành động trong hiện tại quyết định thành quả trong tương lai chứ không phải cách chúng ta nghĩ về tương lai quyết định thành quả. Chúng ta thoải mái hoạch định, nhưng đừng bám chấp cảm xúc vào những kỳ vọng về tương lai, mà hãy tập trung làm tất cả những gì tốt nhất trong hiện tại.

3. Thiết lập sự cam kết
– Dù chúng ta có kế hoạch chỉnh chu đến đâu, nội lực mạnh đến đâu nhưng không có sự cam kết thì sẽ không đạt được sự tự kỷ luật bản thân. Giống như chiếc diều muốn bay cao thì việc có một điểm tựa buộc dây vô cùng quan trọng, bên cạnh việc diều tốt và đúng chiều gió, điểm tựa ấy sẽ luôn giúp chiếc diều giữ thăng bằng và đạt trạng thái bay tốt nhất. Tính cam kết sẽ giúp chúng ta thiết lập nên một điểm tựa tốt để thoải mái tự do tung bay trên bầu trời, đạt được trạng thái tối đa nhất. Có thể đó là một lời tuyên bố với gia đình, là một bản cam kết với đồng nghiệp, một lời status thề hẹn, một lời nhủ hằng ngày với bản thân ….bất cứ thứ gì mà chúng ta có thể tuyên bố với bản thân và với mọi người xung quanh về mục tiêu của mình.

Ban đầu, quá trình thay đổi nhận thức và hành động của bản thân là một việc không hề dễ dàng. Nếu một hành động thực hiện liên tiếp 21 ngày nó sẽ thành thói quen, nếu thực hiện liên tiếp trên 50 ngày nó sẽ trở thành một phần của cuộc sống. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Thời điểm tốt nhất để trồng cây là 20 năm trước, thời điểm tốt thứ nhì là ngay bây giờ”, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một thói quen mới, hãy cùng cam kết và thay đổi bản thân thật mạnh mẽ để chinh phục mọi điều mình mong ước nhé!

Leave a comment

ThePeace © 2023. All Rights Reserved.

The Peace – Kiến tạo cuộc sống bình an

© 2023 The Peace. All Rights Reserved.

Chào mừng bạn đến với

Hãy để lại email để được cập nhật những bài viết mới nhất từ tụi mình nhé ^^

Hãy để lại email để nhận những bài viết mới nhất từ tụi mình nhé ^^